Wednesday, July 28, 2010
Hệ thống phi cơ không người lái
Phi cơ không người lái (gọi tắt trong tiếng Anh là UAV hay RPAS) được sử dụng trong các tình trạng được coi là khó khăn hoặc nhiều rủi ro cho phi công.
Phi cơ này chính là “con mắt trên bầu trời” trong 24 giờ mỗi ngày, bảy ngày trong tuần.
Mỗi phi cơ có thể bay không nghỉ 17 giờ liền, rà soát từng khu vực và gửi dữ liệu và hình ảnh tức thì về các hoạt động trên mặt đất.
Phi cơ được Không lực Hoa Kỳ và Không lực Hoàng Gia Anh có nhiều dạng, từ loại nhỏ, tình báo và trinh sát, kích cỡ nhẹ cho tới máy bay gián điệp cỡ lớn.
Hai loại phi cơ không người lái cỡ trung bình đang được sử dụng ở Afghanistan và Pakistan là Predator MQ-1B và MQ-9 Reaper.
Những phi cơ hình dạng lạ này được gắn nhiều bộ cảm ứng ở mũi phi cơ hình củ hành.
Các bộ phận này gồm camera màu và camera đen trắng, thiết bị phóng hình cỡ lớn, radar, tia hồng ngoại, và nhắm mục tiêu laser cũng như theo dõi khu vực thiếu ánh sáng.
Các phi cơ này cũng có thể được trang bị phi đạn có laser dẫn đường.
Mỗi hệ thống Predator hay Reaper nhiều triệu đô la bao gồm bốn phi cơ, một trạm kiểm soát mặt đất và một liên kết vệ tinh.
Trạm điều khiển dưới đất phân tích hình ảnh được gửi về qua vệ tinh.
Mặc dù trên thực tế phi cơ không có người lái nhưng có nhóm điều khiển dưới đất, phân tích hình ảnh được gửi về và hành động theo các diễn biến quan sát được.
Trạm điều khiển dưới đất có thể nằm tại ngay ở khu vực giao tranh hoặc cách xa hàng ngàn dặm.
Nhiều chuyến bay tại Afghanistan được điều khiển từ Căn cứ Không quân Creech tại Nevada, Hoa Kỳ - mặc dù khi cất cánh và hạ cánh luôn được điều khiển tại trạm kế đó.
Phi cơ Predator MQ-1B (trước đây gọi là RQ-1 Predator) ban đầu được chế tạo như máy bay để thu thập thông tin tình báo, giám sát, xác định mục tiêu và trinh sát.
Tuy nhiên, kể từ năm 2002 phi cơ này đã được trang bị hai hỏa tiễn Hellfire II, có nghĩa là có thể tấn công mục tiêu cách tới 8 km.
Trái lại loại phi cơ mới hơn MQ-9 Reaper được xem là hệ thống “săn lùng và tiêu diệt”.
Phi cơ này có thể mang bốn hỏa tiễn Hellfire và bom có laser dẫn đường như Paveway II và GBU-12.
Tốc độ của phi cơ này là 370 km/giờ, nhanh hơn nhiều so với tốc độ của Predator 270 km/giờ vì Predator có nhiều nguy cơ bị bắn rơi ở cao độ thấp - mặc dù phi cơ không người lái thường bay trong tầm bắn của các loại vũ khí mà Taliban kiếm được.
Quân đội Anh sử dụng nhiều máy bay điều khiển từ xa.
Họ dùng phi cơ không người lái Hermes 450 tại Iraq và Afghanistan cũng như phi cơ không người lái nhỏ hơn để giúp kiểm soát bom bên lề đường trước khi đi tuần tiễu.
Predator MQ-1B (trái) và MQ-9 Reaper
Trong năm 2011, Hermes 450 sẽ được biến cải lên thành Watchkeeper, phi cơ giống như Reaper, có thể gắn hỏa tiễn.
Không lực Hoàng gia Anh có bốn phi cơ Reaper có chỉ số kỹ thuật cao hơn, với trạm điều khiển đặt tại Căn cứ Không quân Creech tại Nevada.
Hai phi cơ nữa sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2010. Bộ Quốc phòng Anh đang xem xét việc đặt mua từ Chính phủ Hoa Kỳ thêm 5 phi cơ không người lái Reaper và bốn trạm điều khiển trên mặt đất.
Trong tháng bảy 2010, Bộ Quốc phòng Anh khai trương Taranis, phi cơ không người lái được chế tạo để có thể chống đỡ khi bị tấn công cũng như có thể thu thập thông tin tình báo, trinh thám và theo dõi nhiệm vụ tấn công của các phi cơ không người lái khác.
Trong những năm gần đây đã có việc tăng cường mạnh cho nghiên cứu và phát triển phi cơ không người lái, dẫn tới việc người ta dự đoán về "các cuộc chiến robot”.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment