Friday, July 30, 2010
Đài Loan cố tình khẳng định chủ quyền trên nhiều đảo của Việt Nam
Ngày 29/7, Trong bối cảnh Biển Đông đang ngày càng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, Bộ Ngoại giao Đài Loan (MOFA) đã cố tình tái khẳng định chủ quyền trên nhiều quần đảo tại Biển Đông thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn khẳng định “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
Trên thực tế.
Ngày 29/11/1046 hạm đội của Trung Hoa Dân Quốc gồm bốn chiến hạm xuất phát từ cảng Ngô Tùng tới đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đây. Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp trên của Trung Hoa Dân Quốc và ngày 17-10-1947, thông báo hạm Tonkinois của Pháp được phái đến Hoàng Sa để yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút nhưng họ không rút. Pháp gửi một phân đội lính trong đó có cả quân lính “quốc gia Việt Nam” đến đóng một đồn ở đảo Pattle (Hoàng Sa).
Ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa. Thủ hiến Trung phần là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành ở quần đảo Hoàng Sa.
Lợi dụng tình hình rối ren Nhật đầu hàng đồng minh, quân Tưởng Giới Thạch được giao phó giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc theo hiệp định Postdam đã lại chiếm giữ đảo Phú Lâm (Ile Boisée) cuối năm 1946 thuộc quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa vào đầu năm 1947.
Đến năm 1950, khi quân Trung Hoa Dân Quốc đã rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa và hòa ước San Francisco buộc Nhật từ bỏ sự chiếm đóng hai quần đảo này, thì thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trần Văn Hữu của chính phủ Bảo Đại đã tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam. Sau năm 1950, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không còn quân nước ngoài chiếm đóng ngoài lực lượng trú phòng Việt Nam của chính quyền Bảo Đại.
Hiệp định Genève ký kết năm 1954 chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của nước Việt Nam. Điều 1 qui định đường ranh tạm thời về quân sự được ấn định bởi sông Bến Hải (ở vĩ tuyến 17). Đường ranh tạm thời này cũng được kéo dài ra trong hai phần bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi theo điều 4 của hiệp định. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông ở dưới vĩ tuyến 17 sẽ đặt dưới sự quản lý hành chính của phía chính quyền quản lý miền Nam.
Như thế, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Việt Nam cộng hòa, lúc ấy hai quần đảo này chưa có sự chiếm đóng của bất cứ quân đội nước nào ngoài quân đội Pháp.
Ngày 1-6-1956, ngoại trưởng chính quyền Việt Nam cộng hòa Vũ Văn Mẫu ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 22-8-1956, lực lượng hải quân của chính quyền Việt Nam cộng hòa đã đổ bộ lên các hòn đảo chính của nhóm Trường Sa, dựng một cột đá và trương cờ. Tháng 10-1956, hải quân Đài Loan đến chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba). Cũng năm 1956, Trung Quốc chiếm đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo này.
Sau khi Hoàng Sa thất thủ vào tháng 1-1974, đầu tháng 2-1974, chính quyền Việt Nam cộng hòa quyết định tăng cường phòng thủ các đảo ở quần đảo Trường Sa, đưa lực lượng ra đóng ở năm đảo thuộc Trường Sa. Qua đại sứ ở Philippines, chính quyền Sài Gòn khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Ngày 1-2-1974, đoàn đại biểu của Việt Nam cộng hòa ra tuyên bố tại hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Luật biển Caracas khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo, tố cáo Bắc Kinh đánh chiếm Hoàng Sa.
Ngày 30-3-1974, đại biểu chính quyền Việt Nam cộng hòa khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội đồng kinh tài Viễn Đông họp tại Colombia.
Ngày 14-2-1975, Bộ Ngoại giao chính quyền Việt Nam cộng hòa công bố Sách trắng về Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tháng 1/1974 rồi sau đó từ 1988 đến 1995 chiếm thêm một số đảo đá ngầm thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hiện Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền biển theo đường “lưỡi bò” chiếm đến 80% diện tích Biển Ðông
Trên biển Đông, trong thời gian qua đã liên tiếp xảy ra các vụ đụng độ ác ý giữa tầu chiến Trung Quốc với tầu thuyền của các quốc gia. Và điển hình là vụ đụng độ với tàu hải quân Mỹ hồi tháng 3/2009.
Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton phát biểu tại diễn đàn ASEAN-AF
Trong diễn biến có liên quan, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, cho biết Mỹ không đứng ngoài mà sẽ tham dự vào việc giải quyết các vấn đề phức tạp ở biển Đông, nơi hiện đang có nhiều tranh chấp về chủ quyền lãnh hải biển đảo và là một khu vực có tầm quan trong chiến lược thế kỷ. Phát biểu tại diễn Đàn ASEAN – ARF ở Hà Nội, bà Clinton cho biết, Mỹ có những lợi ích quốc gia của mình trong việc giải quyết ổn thỏa các xung đột tại biển Đông.
Thành Long (Tổng hợp)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment